Lục Tổ giảng kinh Kim Cang

(Trích dịch trong kinh Kim Cang Chư Gia)

Kinh Kim Cang Bát Nhă Ba-La-Mật

Dao-Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phụng chiếu dịch

Cư sỉ Trần Văn Minh (Nam Vang - 1937) dịch sang Việt

 

Nhân do nói Pháp:

Như vậy ta nghe:

Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, nơi nhà tịnh xá của ông Cấp Cô Độc, cất trong vườn cây của ông Kỳ Đà, cùng một ngàn hai trăm năm mươi thầy đại tỳ khưu đều ở tại đó.

Giảng 1

Khi ấy, gần đến giờ ăn của Đức Thế Tôn, ngài bèn mặc y, mang bát, vào thành nước Xá Vệ xin ăn. 

Ở trong thành, cứ theo thứ lớp mà xin.

Về đến chỗ ở; dùng cơm xong, đoạn cất y-bát, rửa chơn rồi, lên pháp tọa mà ngồi.

 

Thiện Hiện Khởi Hỏi:

Khi ấy, trưởng lăo Tu Bồ Đề, ở trong hàng đại chúng, liền đứng dậy đến nơi pháp ṭa, trịch y nữa thân bên vai hữa, quỳ gối hữu sát đất, chấp tay cung kỉnh mà bạch Phật rằng:

Như Đức Thế Tôn ít có !!!

Như Lai hay đoái tưởng các Bồ Tát, hay giao phó dặn ḍ các Bồ Tát.

Bạch Đức Thế Tôn, như có trai lành, gái tín nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.  Nên trụ thế nào ?  Nên hàng phục cái vọng tâm thế nào ?

Phật khen:  Lành thay, lành thay ! Này Tu Bồ Đề, đúng như lời ông vừa nói: Như Lai hay đoái tưởng các Bồ Tát, hay giao phó dặn ḍ các Bồ Tát ...

Vậy ông hăy lắng nghe, ta đáng v́ ông mà nói...

Như trai lành, gái tín nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên trụ như vậy, nên hàng phục cái vọng tâm như vậy...

Vâng, thưa Đức Thế Tôn, chúng con nguyện hết ḷng muốn nghe

 

Đại Thừa Tông Chánh:

Phật bảo Tu Bồ Đề: Các Đại Bồ Tát nên hàng phục cái vọng tâm như vậy...

... Bằng có cả thảy chúng sanh...

Giảng 2  

Hoặc sanh trứng, hoặc sanh con, sanh chỗ ướt, hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, có tư tưởng, không tư tưởng, chẳng phải có tư tưởng, chẳng phải không có tư tưởng...

Giảng 3

Ta đều khiến cho đặng rơ lư vô dư Niết Bàn (giải thoát ) mà diệt độ.

Giảng 4  

Diệt độ chúng sanh vô lượng vô số vô biên như vậy, nhưng thiệt  chẳng có chúng sanh nào mà đặng diệt độ cả.

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề,  nếu Bồ Tát mà có ngă tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng th́ chẳng phải là Bồ Tát.

Giảng 5  

  

Hạnh Mầu Không Trụ:

Lại nói tiếp: Này Tu Bồ Đề

Bồ Tát làm việc bố thí, theo pháp, th́ không có chỗ trụ.

Là nói: Chẳng trụ sắc mà bố thí, chẳng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí.

Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí như vậy : Chẳng nên trụ tướng.

Giảng 6  

Bởi cớ sao ? Nếu Bồ Tát bố thí chẳng trụ tướng th́ phước đức không thể so lường đặng.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Hư không phương đông có thể so lường đặng chăng?

Bạch Đức Thế Tôn, chẳng đặng .

Tu Bồ Đề, c̣n như hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Trên và phương Dưới có thể so lường đặng chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn chẳng đặng .

Tu Bồ Đề, Bồ Tát bố thí mà chẳng trụ tướng th́ phước đức lại cũng như vậy: Không thể so lường đặng. 

Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên trụ theo chỗ ta dạy đó (Trụ chỗ không trụ).

 

Rơ Lư Như Như:

Này Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Có nên dùng thân tướng mà cho là Như Lai chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, không.   Không nên dùng thân tướng mà cho là Như Lai.

Bởi cớ sao ?  Bởi Như Lai nói thân tướng, tức chẳng phải thân tướng.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Phàm chỗ nào có tướng đều là hư vọng.  C̣n cho các tướng chẳng phải tướng, tức rơ đặng Như Lai.

 

Chánh Tín Ít Có:

Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Đức Thế Tôn ! Như có chúng sanh nào đặng nghe những câu bài giăng giải như vậy, có sanh ḷng tin thiệt chăng ?

Phật bảo Tu Bồ Đề : Chớ có nói lời ấy.  Sau khi Như Lai diệt độ rồi, sau năm trăm năm sau, có kẻ nào tŕ giới tu phước, mà sanh ḷng tin những câu bài ấy, th́ lấy đó làm thiệt.

Nên biết người ấy, chẳng những là gieo căn lành trong một kiếp Phật, hai kiếp Phật, ba bốn năm kiếp Phật, mà đă gieo căn lành đến vô lượng ngàn muôn kiếp Phật rồi vậy.

Nghe những câu bài ấy, cho đến nhứt niệm sanh ḷng tin chắc, th́ Tu Bồ Đề này : Như Lai đều biết hết, thấy hết, các chúng sanh ấy đặng cái phước đức vô lượng như vậy.

Giảng 7  

Bởi cớ sao ? Bởi các chúng sanh ấy không c̣n có tướng ngă, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không có tướng pháp, cũng như không có tướng phi pháp.

Bởi cớ sao ?  Bởi các chúng sanh ấy, nếu ḷng c̣n chấp tướng, tức c̣n trước tướng ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả. 

Bởi cớ sao ?  Bằng chấp phi pháp tướng, cũng là trước tướng ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

Như thế th́, chẳng nên chấp pháp, cũng chẳng nên chấp phi pháp.

Bởi cái nghĩa ấy, nên Như Lai thường dạy các thầy tỳ kheo phải biết ta nói pháp, ví như cái bè, pháp c̣n phải bỏ thay, huống chi là chẳng phải pháp.

 

Không Chi Đắc Thuyết:

Này Tu Bồ Đề ! Ư ông thế nào, Như Lai có đặng pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng ? Như Lai có chỗ chi thuyết pháp ấy chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Như con rơ nghĩa của Phật nói, th́ không có định chắc pháp chi kêu là vô thượng, chánh đẳng chánh giác, cũng không có định chắc pháp chi mà Như Lai nói.

Bởi cớ sao ? Bởi chỗ thuyết pháp của Như Lai, đều chẳng nên chấp, là chẳng nên nói phi pháp cùng chẳng phải phi pháp.

Sở dĩ sao ? Cả thảy Thánh Hiền đều dùng pháp vô vi mà cũng có hơn kém.

Giảng 8  

  

Nương Pháp Xuất Sanh:

... Này Tu Bồ Đề: Ư ông thế nào?  Bằng có người dùng bảy báu chất đầy cả tam thiên đại thiên thế giới đem ra mà bố thí, người ấy có đặng phước đức nhiều chăng ? 

Giảng 9  

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.  Bởi cớ sao ? Bởi phước đức ấy, chẳng phải phước đức tánh, cho nên Như Lai nói phước đức nhiều.

Giảng 10  

Bằng có người thọ tŕ kinh này nhẫn đến tứ cú kệ lại v́ người  mà diễn thuyết th́ phước này hơn phước đức kia.

Giảng 11  

Bởi cớ sao ? Này Tu Bồ Đề ! Cả thảy chư Phật với pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác của chư Phật đều do kinh này mà ra.

Này Tu Bồ Đề, gọi là Phật pháp ấy, nhưng chẳng phải Phật Pháp.

Giảng 12  

  

Một Tướng Không Tướng:

Này Tu Bồ Đề ! Ư ông thế nào ? Tu Đà Hoàn  có tưởng như vầy: Tưởng ḿnh đặng quả Tu Đà Hoàn chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Đức Thế Tôn, không thể đặng ! Bởi cớ sao ? Bởi Tu Đà Hoàn kêu là quả Nhập Lưu, nhưng không chổ nhiễm là : Nhiễm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là Tu Đà Hoàn .

Tu Bồ Đề, Ư ông thế nào ? Tư Đà Hàm có tưởng như vầy:  Tưởng ḿnh đặng quả Tư Đà Hàm chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Đức Thế Tôn, không thể đặng.  Bởi cớ sao ? Bởi Tư Đà Hàm kêu là quả Nhứt Văng Lai, nhưng thiệt không có cái tướng văng lai, nên gọi là Tư Đà Hàm.

Giảng 13  

Này Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? A Na Hàm có tưởng như vầy:  Tưởng ḿnh đặng quả A Na Hàm chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Đức Thế Tôn, không thể đặng. Bởi cớ sao? Bởi A Na Hàm kêu là quả Bất Lai, nhưng không chấp cái tướng Bất Lai, nên gọi là A Na Hàm.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? A La Hán có tưởng như vầy : Tưởng ḿnh đặng đạo A La Hán chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, không thể đặng.  Bởi cớ sao? Bởi thiệt không có pháp chi mà kêu là A La Hán cả.

Bạch Đức Thế Tôn, nếu A La Hán mà có tưởng như vầy: Tưởng ḿnh đặng đạo A La Hán, tức là trước tướng: ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

Bạch Đức Thế Tôn, Phật nói con là người đặng pháp vô-tranh tam muội, thiệt đúng bậc nhất, mà cũng là bậc ly dục A La Hán thứ nhất nữa.

Bạch Đức Thế Tôn, con chẳng tưởng như vậy, con mới phải bậc ly-dục A La Hán.

Giảng 14  

Bạch Đức Thế Tôn, bằng con có tưởng như vầy: Con đặng đạo A La Hán, th́ Đức Thế Tôn chẳng có nói Tu Bồ Đề này ưa làm theo hạnh A-Lan-Na.  Bởi Tu Bồ Đề này, thiệt không có làm cái chi, nên mới gọi là Tu Bồ Đề ưa làm theo hạnh A-Lan-Na cho.

 

Trang Nghiêm Tịnh Độ:  

Phật bảo Tu Bồ Đề: Ư ông thế nào? Như Lai, thuở trước ở chỗ Phật Nhiên Đăng;  Pháp, có chỗ chi đặng chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, không.  Như Lai khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, thiệt không có chỗ chi đặng pháp cả.

Giảng 15  

Tu Bồ Đề ! Ư ông thế nào ?  Bồ Tát có trang nghiêm Phật-độ chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, không.

Bởi cớ sao ? Bởi trang nghiêm Phật-độ, nhưng chẳng phải là trang nghiêm, chỉ cưỡng danh là trang nghiêm.

Bởi vậy, này Tu Bồ Đề.  Các đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnh như vậy;  Chẳng nên sanh tâm trụ sắc, chẳng nên sanh tâm trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp; Nên sanh tâm không chỗ chi trụ.

Giảng 16  

Tu Bồ Đề ! Ví như có người, thân bằng núi chúa Tu-Di, ư ông thế nào ? Thân ấy có lớn chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, rất lớn.

Bởi cớ sao ? Bởi Phật nói chẳng phải thân, mới gọi là thân lớn.

 

Vô Vi Phước Lớn:  

Nầy Tu Bồ Đề, như dùng số cát trong sông Hằng mà ví dụ có những số sông Hằng khác nhiều bằng số cát như vậy.  Ư ông thế nào ? Số cát của những sông Hằng ấy, sao ? Có nhiều chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.  Những sông hằng c̣n nhiều vô số thay, huống chi là cát !

Này Tu Bồ Đề ! Nay ta bảo thật ngươi, nếu có trai lành, gái tín nào, dùng bảy báu đầy cả hằng hà sa-số tam-thiên đại-thiên thế giới ấy, đem ra mà bố thí, có đặng phước nhiều chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.

Phật bảo Tu Bồ Đề : Bằng trai lành, gái tín nào thọ tŕ theo trong kinh nầy cho đến những tứ cú kệ và diễn thuyết lại cho người khác, th́ phước đức ấy hơn phước đức trước kia.

 

Tôn Trọng Lư Chánh:

Lại nói tiếp: Nầy Tu Bồ Đề ! Chỗ nào có tứ cú kệ, phải biết chỗ ấy, cả thảy thế gian: Thiên, nhơn, A Tu La, đền nên cúng dường, cũng như tháp chùa của Phật vậy.

Giảng 17  

Huống chi, là người thọ-tŕ đọc tụng toàn cả kinh này ! Tu Bồ Đề ! Phải biết người ấy thành tựu được cái pháp tối thượng đệ nhất ít có.  Bằng như chỗ nào có kinh điển này, tức có Phật, hoặc như bực đệ-tử tôn trọng vậy.

Giảng 18

 

Thọ Tŕ Theo Pháp

Khi ấy Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn! Kinh nầy nên đặt tên chi?  Chúng con phải phụng tŕ thế nào ?

Phật bảo Tu Bồ Đề : Kinh này đặt tên là : Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật.  Ông nên dùng nghĩa của danh tự ấy mà phụng tŕ.

Sở dĩ sao?  Nầy Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhă Ba La Mật, nhưng chẳng phải là Bát Nhă Ba La Mật, chỉ cưỡng danh là Bát Nhă Ba La Mật.

Này Tu Bồ Đề! Ư ông thế nào?   Như Lai có chỗ chi thuyết pháp chăng?

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn!  Như Lai không có chỗ chi thuyết pháp cả.

Tu Bồ Đề! Ư ông thế nào?  Trong tam thiên đại thiên thế giới có những vi trần, vậy là nhiều chăng?

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.

Tu Bồ Đề, những vi trần, Như Lai nói chẳng phải vi trần chỉ cưỡng danh là vi trần.  Như Lai nói thế giới, cũng chẳng phải thế giới, chỉ cưỡng danh là thế giới.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai chăng?

Bạch Đức Thế Tôn;  Không.  Chẳng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai.

Bởi cớ sao?  Bởi Như Lai nói ba mươi hai tướng, nhưng chẳng phải tướng, chỉ cưỡng danh là ba mươi hai tướng.

Tu Bồ Đề, bằng có trai lành gái tín nào đem thân mạng bằng như số cát sông Hằng mà bố thí...

Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy mà thọ tŕ cho đến những tứ cú kệ và diễn thuyết lại cho người khác, th́ đặng phước rất nhiều.

 

Ĺa tướng Vắng Lặng:

Khi ấy, Tu Bồ Đề nghe nói kinh nầy, tỏ đặng cái nghĩa sâu xa, nên sa nước mắt, than khóc mà bạch Phật rằng:

Như Đức Thế Tôn ít có ! Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy.  Tôi từ khi đặng huệ nhăn đến nay, chưa từng đặng nghe kinh như vậy.

Bạch Đức Thế Tôn: Nếu lại có người nghe đặng kinh này, mà ḷng tin thanh tịnh, bèn sanh thiệt tướng, phải biết người ấy thành tựu cái công đức thứ nhất ít có.

Bạch Thế Tôn, thiệt tướng ấy, nhưng chẳng phải tướng, cho nên Như Lai nói: Cưỡng danh là thiệt tướng.

Bạch Đức Thế Tôn, con nay đặng nghe kinh điển như vậy, tin hiểu mà thọ tŕ, chẳng đủ là khó.

Nếu qua đến đời vị lai, sau năm trăm năm sau, có chúng sanh đặng nghe kinh này, tin, hiểu, mà thọ tŕ, th́ người ấy thật là đệ nhất ít có.

Bởi cớ sao? Bởi người ấy, không ngă tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.

Sở dĩ sao? Ngă tướng, tức chẳng phải tướng, mà nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng cũng tức là chẳng phải tướng

Bởi cớ sao? Ĺa cả thảy tướng, tức là chư Phật.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Như vậy, như vậy.

Lại như có người đặng nghe kinh nầy, chẳng ngại, chẳng sợ, chẳng nhút nhát, phải biết người ấy rất là ít có.

Bởi cớ sao ? Nầy Tu Bồ Đề ! Như Lai nói ba-la-mật thứ nhất (Bát Nhă Ba La Mật), nhưng chẳng phải ba-la-mật thứ nhất, chỉ cưỡng danh là ba-la-mật thứ nhất.

Tu Bồ Đề,  Nhẫn Nhục ba-la-mật, Như Lai nói chẳng phải nhẫn nhục ba-la-mật, chỉ cưỡng danh là nhẫn nhục ba-la-mật.

Bởi cớ sao ? Nầy Tu Bồ Đề, như ta thuở trước bị vua Ca-Lợi cắt đứt thân thể, trong khi ấy, ta không ngă tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.

Giảng 19  

Bởi cớ sao ? Hồi thuở trước, khi ta bị ră rời xương thịt, nếu ta có ngă tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phải sanh ḷng hờn giận.

Tu Bồ Đề, lại nhớ đến 500 đời về trước, ta làm vị Tiên nhẫn nhục, trong cái đời ấy, không ngă tướng, không nhơn tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.

Bởi vậy, nầy Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên ĺa cả thảy tướng, mà phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chẳng nên sanh tâm trụ sắc, chẳng nên sanh tâm trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp.  Nên sanh tâm không có chỗ trụ.  Bằng tâm có trụ, tức chẳng phải trụ.

Cho nên, Phật nói tâm của Bồ Tát chẳng nên trụ sắc mà bố thí.

Tu Bồ Đề, Bồ Tát v́ lợi ích cho cả thảy chúng sanh, nên phải bố thí như vậy.

Giảng 20  

Như Lai nói cả thảy tướng, tức là chẳng phải tướng; Lại nói: cả thảy chúng sanh, tức là chẳng phải chúng sanh.

Giảng 21

Tu Bồ Đề, Như Lai nói chơn chánh, nói chắc thiệt, nói đúng lư, chẳng nói giả dối, chẳng nói lạ kỳ.

Tu Bồ Đề, Pháp của Như Lai, đặng pháp ấy, không thiệt không hư.

Giảng 22  

Tu Bồ Đề, nếu ḷng của Bồ Tát c̣n chấp pháp mà làm việc bố thí, th́ cũng như người vào chỗ tối, không thấy chi cả.  C̣n như ḷng của Bồ Tát chẳng chấp pháp mà bố thí, th́ cũng như người đă có con mắt mà lại được ánh sáng chói rơ của mặt trời, thấy tất cả mọi việc.

Tu Bồ Đề, qua đời sau, nếu có trai lành gái tín nào giữ theo kinh nầy mà thọ tŕ đọc tụng, tức là Như Lai dùng trí huệ của Phật: Biết chắc người ấy, thấy chắc người ấy, thành tựu đặng cái công đức vô lượng vô biên.

 

Công Đức Tŕ Kinh:  

Tu Bồ Đề nầy ! Như có trai lành, gái tín nào:

Buổi mai dùng thân mạng bằng số cát sông Hằng mà bố thí,

Buổi trưa lại dùng thân mạng bằng số cát sông Hằng mà bố thí,

Buổi chiều lại dùng thân mạng bằng số cát sông Hằng mà bố thí. 

Dùng thân mạng mà bố thí vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp như vậy...  

Bằng lại có người nghe kinh điển nầy, ḷng tin chẳng trái, th́ phước đức ấy hơn phước đức bố thí kia.  Huống chi là biên tả, thọ tŕ, đọc tụng, và v́ người mà giải thuyết !?

Tu Bồ Đề, Nói tóm lại, th́ kinh nầy có cái công đức vô biên, không thể bàn nghĩ đặng, không thể cân lường đặng.

Như Lai v́ phát khởi cho bực đại thừa mà nói, v́ phát khởi cho bực tối thượng thừa mà nói.

Bằng có người hay thọ tŕ đọc tụng kinh nầy và diễn thuyết rộng khắp ra cho người khác, th́ Như Lai đều biết cho người ấy, đều thấy cho người ấy, thành tựu đặng cái công đức vô lượng, vô số, vô biên không nghĩ bàn đặng.  Những hạng người như thế mới gánh vát nổi các đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như Lai.

Bởi cớ sao ? Nầy Tu Bồ Đề, bằng ưa theo tiểu pháp, th́ c̣n chấp trước về ngă kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, th́ đối với kinh nầy, không hiểu thấu, không thọ tŕ, không đọc tụng, và cũng không v́ người mà giải thuyết đặng.

Tu Bồ Đề, nơi nào, chốn nào, bằng có kinh nầy, th́ cả thảy thế gian: Thiên, Nhơn, A-tu-la đều nên cúng dường.  Phải biết chỗ ấy tức là bửu tháp, đều nên cung kỉnh làm lễ chung quanh, cùng là dùng các món hương hoa mà rải khắp nơi ấy.

 

Thường Tịnh Tiêu Nghiệp:

Lại nói tiếp: Nầy Tu Bồ Đề! Nếu trai lành gái tín nào thọ tŕ, đọc tụng kinh nầy, mà bị chúng khinh dễ, là v́ người ấy đời trước mắc tội nghiệp đáng lẽ bị đọa vào ác đạo, cho nên đời nay bị chúng khinh dễ, như vậy cái tội nghiệp đời trước mới là tiêu diệt, th́ sẽ đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề, Ta nhớ đời quá khứ, kiếp vô lượng A-tăng-kỳ, trước Phật Nhiên Đăng, Ta đă có gặp đặng tám trăm bốn ngàn muôn ức na-do-tha chư Phật, ta thảy đều cúng dường thờ phụng chẳng có bỏ qua.  Nếu lại có người sau đời mạt pháp hay thọ tŕ đọc tụng kinh nầy, chỗ đặng cái công đức sánh với công đức của Ta cúng dường chư Phật th́ công đức của Ta không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần ức, cho đến cũng không bằng một phần thiệt nhỏ tột số không thế đếm tính ví dụ đặng.

Tu Bồ Đề, bằng có trai lành gái tín nào, sau đời mạt pháp thọ tŕ đọc tụng kinh nầy, chỗ đặng công đức...Nếu Ta nói cho hết, hoặc có người nghe, ḷng bèn rối loạn, hồ nghi chẳng tin...

Tu Bồ Đề, phải biết nghĩa lư kinh nầy, không thể bàn nghĩ đặng và sự quả-báo kết quả cũng không thể bàn nghĩ đặng.

 

Ráo Rốt Không Ta:

Khi ấy, Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn ! Như có trai lành gái tín nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên trụ thế nào ?  Nên hàng phục cái vọng tâm thế nào ?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Như có trai lành gái tín nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác th́ phải sanh tâm như vầy: “ Ta phải diệt độ cả thảy chúng sanh, nhưng đă diệt độ cả thảy chúng sanh, mà không có một chúng sanh nào thiệt diệt độ cả. “

Bởi cớ sao ? Nầy Tu Bồ Đề, Nếu Bồ Tát mà c̣n có ngă tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng th́ chẳng phải là Bồ Tát.  

Sở dĩ sao ? Nầy Tu Bồ Đề, Thiệt không có pháp chi mà phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác cả.

Giảng 23  

Tu Bồ Đề, ư ngươi thế nào ? Khi Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, có pháp chi mà đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn:  Không.  Như tôi mà tỏ nghĩa của Phật nói th́ thuở Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có pháp chi đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cả.

Giảng 24  

Phật nói: Như vậy !  Như vậy.

Tu Bồ Đề, thiệt không có pháp chi mà Như Lai đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cả.

Tu Bồ Đề! Bằng có pháp chi mà Như Lai đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác th́ Phật Nhiên Đăng chẳng thọ kư cho ta: Ngươi qua đời sau, sẽ đặng làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Bởi thiệt chẳng có pháp chi mà đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, cho nên Phật Nhiên Đăng thọ kư cho ta, mà nói như vầy: Ngươi qua đời sau, sẽ đặng làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni

Bởi cớ sao ? Như Lai ấy là các pháp đều Như.

Nếu như có người nói Như Lai đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác...

Tu Bồ Đề nầy, thiệt không có pháp chi Phật đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cả.

Tu Bồ Đề nầy, Như Lai, đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, nơi trong ấy không thiệt không hư.

Bởi vậy Như Lai nói cả thảy pháp đều là Phật pháp.

Tu Bồ Đề, Gọi là cả thảy pháp ấy, nhưng chẳng phải cả thảy pháp ấy, chỉ cưỡng danh là cả thảy pháp.

Tu Bồ Đề, ví như thân người to lớn...

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, Như Lai nói thân người to lớn, nhưng chẳng phải thân lớn, mới là thân lớn.

Tu Bồ Đề, Bồ Tát cũng như thế (thân lớn)

Nếu có nói lời nầy: “Ta phải diệt độ vô lượng chúng sanh”, th́ chẳng gọi là Bồ Tát.

Bởi cớ sao ?  Nầy Tu Bồ Đề, thiệt chẳng có pháp chi gọi là Bồ Tát cả

Bởi vậy, Phật nói cả thảy pháp không có tướng: ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả

Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát có nói lời nầy : Ta phải trang nghiêm Phật Độ th́ chẳng phải là Bồ Tát

Bởi cớ sao ?  Như Lai nói trang nghiêm Phật độ, nhưng chẳng phải trang nghiêm Phật độ, chỉ cưỡng danh trang nghiêm.

Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát tỏ thấu pháp vô ngă, Như Lai mới gọi hẳn thiệt là Bồ Tát.

 

Xem Đồng Một Thể:

Nầy Tu Bồ  Đề, ư ông thế nào ? Như Lai có Nhục Nhăn chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có Nhục Nhăn.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Như Lai có Thiên Nhăn chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có Thiên Nhăn.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ?  Như Lai có Huệ Nhăn chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có Huệ Nhăn.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Như Lai có Pháp Nhăn chăng ?  

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có Pháp Nhăn.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Như Lai có Phật Nhăn chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có Phật Nhăn.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ?  Như cát trong sông Hằng đó, Phật nói là cát chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai nói là cát.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Như dùng số cát trong một sông Hằng mà ví dụ có những sông Hằng khác bằng như số cát ấy, rồi có những thế giới Phật bằng số cát của những sông Hằng ấy, như thế, thật là nhiều chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.

Giảng 25  

Phật bảo Tu Bồ Đề: Những chúng sanh trong bao nhiêu quốc độ ấy, có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết cả.

Bởi cớ sao ? Như Lai nói cả thảy tâm, đều chẳng phải tâm, chỉ cưỡng danh là tâm.

Giảng 26  

Sở dĩ sao ?  Tu Bồ Đề nầy:

Tâm quá khứ, không có chi mà đặng.

Tâm hiện tại, không có chi mà đặng.

Tâm vị lai, không có chi mà đặng.

 

Pháp Giới Khắp Độ:

Nầy Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Nếu có người dùng bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới đem ra mà bố thí, người ấy, dùng nhân duyên như thế, có đặng phước nhiều chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, người ấy dùng nhân duyên như thế th́ đặng phước rất nhiều.

Tu Bồ Đề, nếu dùng phước đức hữu vi, th́ Như Lai chẳng nói đặng phước đức nhiều.  Dùng phước đức vô vi, Như Lai mới nói là đặng phước đức nhiều.

 

Ĺa Sắc Ĺa Tướng:

Nầy Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Có nên dùng sắc thân cụ túc mà cho là Phật chăng ? 

Bạch Đức Thế Tôn, không.  Chẳng nên dùng sắc thân cụ túc mà cho là Như Lai đặng.

Bởi cớ sao ? Như Lai nói sắc thân cụ túc, nhưng chẳng phải sắc thân cụ túc, chỉ cưỡng danh là sắc thân cụ túc.

Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Có nên dùng các tướng cụ túc mà cho là Như Lai chăng ?

Bạch Đức Thế Tôn, không.  Chẳng nên dùng các tướng cụ túc mà cho là Như Lai đặng.

Bởi cớ sao ? Bởi Như Lai nói các tướng cụ túc, nhưng chẳng phải là  cụ túc, chỉ cưỡng danh là các tướng cụ túc.  

 

Thuyết Chẳng Phải Thuyết:

Tu Bồ Đề, ông chớ có nói Như Lai có tưởng như vầy: “Ta nên có chỗ thuyết pháp.”  chớ tưởng như thế.

Bởi cớ sao ? Nếu ông mà nói Như Lai có thuyết pháp, tức là chê Phật, đâu có tỏ nghĩa của ta đặng.

Tu Bồ Đề, thuyết pháp đó, không có pháp chi mà thuyết, chỉ cưỡng danh là thuyết pháp vậy thôi.

Khi ấy, Huệ mạng Tu Bồ Đề bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, có những chúng sanh ở đời vị lai nghe nói pháp nầy, có sanh ḷng tin chăng ?

Phật nói : Tu Bồ Đề, Nó chẳng phải chúng sanh, nhưng chẳng phải không phải là chúng sanh.  Bởi cớ sao ? Nầy Tu Bồ Đề, chúng sanh, chúng sanh ấy, Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, chỉ cưỡng danh là chúng sanh.

 

Không Pháp Chi Đặng:

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, Phật đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác là không có chỗ chi đặng sao ?

Phật nói: Thật vậy, thật vậy.  Nầy Tu Bồ Đề, Ta đối với đạo Vô Thượng Chánh Đẳng chánh giác, cho đến không có một chút pháp ǵ mà gọi là đặng;  Ấy mới gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Tịnh Tâm Làm Lành:

Lại nói tiếp: Nầy Tu Bồ Đề, Pháp vốn b́nh đẳng, không có cao thấp, mới gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bởi không ngă, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả

Tu cả thảy pháp lành, tức đặng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

Tu Bồ Đề, gọi là pháp lành ấy, Như Lai nói chẳng phải pháp lành, chỉ cưỡng danh là pháp lành.

 

Phước Trí Không Sánh:

Nầy Tu Bồ Đề, Như trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới, có những Tu-Di sơn vương, nếu có người góp cả bảy báu lại bằng như thế, dùng mà bố thí...

Bằng có người dùng kinh Bát Nhă ba-la-mật nầy, cho đến những tứ cú kệ, mà thọ tŕ đọc tụng và v́ người khác mà diễn thuyết, th́ phước đức trước kia không bằng một phần trăm, ngàn, muôn, ức, cho đến cũng không bằng một phần thiệt nhỏ tột số không thể mà đếm tính thí dụ đặng.

 

Hóa Không Chổ Hóa:

Nầy Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Các ông chớ nói Như Lai có tưởng như vầy: “Ta phải độ chúng sanh.”

Tu Bồ Đề, chớ tưởng như vậy.  Bởi cớ sao ? Bởi thiệt không có chúng sanh nào mà Như Lai độ cả.

Nếu có chúng sanh nào mà Như Lai có độ, tức là Như Lai có tướng ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả

Tu Bồ Đề, Như Lai nói có ta ấy, nhưng chẳng phải là có ta, mà kẻ phàm phu lại cho là có ta.

Tu Bồ Đề, phàm phu ấy, Như Lai nói chẳng phàm phu, chỉ cưỡng danh là phàm phu. 

Pháp Thân Không Tướng:

Nầy Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Có nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật : Thiệt vậy, thiệt vậy.  Cũng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai.

Phật bảo:  Tu Bồ Đề, nếu dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai, th́ Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai ?

Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, như con mà tỏ cái nghĩa của Phật nói, th́ chẳng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bèn kệ rằng: 

Bằng dùng sắc gọi ta

Âm điệu nhận rằng ta

Làm vậy là tà đạo

Hẳn không thấy Như Lai

Giảng 27

  

Không Đoạn Không Diệt:

Nầy Tu Bồ Đề, bằng ông có tưởng như vầy: Như Lai chẳng dùng tướng cụ túc mà đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề, chớ tưởng như vậy.  Như Lai há chẳng dùng tướng cụ túc mà đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề, bằng ông tưởng như vầy: Phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, mà nói các pháp đoạn diệt.  Chớ tưởng như vậy.  Bởi cớ sao ? Bởi phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, theo pháp,  chẳng nên nói cái tướng đoạn diệt.

 

Không Nhiễm Không Tham:  

Nầy Tu Bồ Đề, nếu có Bồ Tát dùng bảy báu đầy cả hằng hà sa số thế giới, đem ra mà bố thí.

Bằng lại có người biết cả thảy pháp Vô Ngă mà thành tựu đặng cái pháp nhẫn, th́ Bồ Tát nầy, chỗ đặng phước đức nhiều hơn Bồ Tát kia.

Bởi cớ sao ?  Nầy Tu Bồ Đề, Bởi các Bồ Tát ấy chẳng chịu phước đức.

Giảng 28

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, thế nào là Bồ tát chẳng chịu phước đức ?

Tu Bồ Đề, Bồ Tát làm phước đức, chẳng nên tham chấp, nên mới gọi là chẳng chịu phước đức.

 

Oai Nghi Vắng Lặng:

Nầy Tu Bồ Đề, nếu có người nói  Như Lai hoặc tới, hoặc lui, hoặc ngồi, hoặc nằm, th́ người ấy chẳng rơ cái nghĩa lư của ta nói.

Bởi cớ sao ? Như Lai ấy, là không phải từ đâu mà tới, cũng không phải từ đâu mà lui, nên gọi là Như Lai.

 

Lư Tướng Nhất Hiệp:

Nầy Tu Bồ Đề, bằng có trai lành gái tín dùng tam thiên đại thiên thế giới, đập nát ra làm vi trần... Ư ông thế nào ?  Những vi trần ấy, là nhiều chăng ?

Tu Bồ Đề bạch Phật:  Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều.

Bởi cớ sao ? Nếu những vi trần ấy là thật có, th́ Phật chẳng gọi là vi trần.  Sở dĩ sao ? Bởi Phật nói những vi trần, nhưng chẳng phải là vi trần, chỉ cưỡng danh là vi trần.

Bạch Đức Thế Tôn, c̣n Như Lai nói tam thiên đại thiên thế giới, nhưng chẳng phải tam thiên đại thiên, chỉ cưỡng danh là thế giới.

Bởi cớ sao ? Nếu thế giới mà thiệt có, th́ tức là tướng nhất hiệp.

Như Lai nói tướng nhất hiệp, nhưng chẳng phải tướng nhất hiệp, chỉ cưỡng danh là tướng nhất hiệp.

Tu Bồ Đề, tướng nhất hiệp ấy, nói chẳng đặng.

Chỉ v́ kẻ phàm phu hay tham chấp sự tướng !

Giảng 29

  

Thấy Biết Không Sanh:

Nầy Tu Bồ Đề, bằng có người nào nói Phật nói : ngă kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.  Tu Bồ Đề, ư ông thế nào ? Người ấy có tỏ nghĩa lư của Ta nói không ?

Bạch Đức Thế Tôn, không.  Người ấy không tỏ được nghĩa lư của Phật nói.

Bởi cớ sao ?  Bởi Phật nói: ngă kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, nhưng chẳng phải ngă kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, chỉ cưỡng danh là ngă kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến vậy thôi.

Tu Bồ Đề, Phát ḷng vô thượng chánh đẳng chánh giác, th́ cả thảy pháp, phải biết như vầy, phải thấy như vầy, phải tin rơ như vầy: Là chẳng sanh pháp tướng !

Tu Bồ Đề nầy, sự nói pháp tướng đó, Như Lai nói chẳng phải  pháp tướng, chỉ cưỡng danh là pháp tướng.

 

Ứng Hóa Không Thiệt:

Nầy Tu Bồ Đề, bằng có người nào dùng bảy báu đầy vô lượng vô số thế giới đem ra mà bố thí...Bằng lại có trai lành, gái tín nào phát tâm  bồ đề, giữ theo kinh nầy và những tứ cú kệ, mà thọ tŕ đọc tụng, rồi diễn thuyết lại cho người khác th́ phước đức nầy hơn phước đức kia.

C̣n thế nào là v́ người mà diễn thuyết ?

Không chấp tướng, như như chẳng động

Bởi cớ sao ?

Những pháp hữu vi ấy

Như chiêm bao, huyễn mị

Bọt bào, bóng, chớp, mù

Đều nên tưởng như vậy

 

Phật nói kinh nầy rồi, trưởng lăo Tu Bồ Đề cùng Tăng, Ni, thiện nam, tín nữ, cả thảy thế gian: Thiên, Nhơn, A Tu La, nghe cái thuyết của Phật, đều rất hoan hỷ, tin chịu, phụng hành  

====================== Hết =======================

Credits  

Download the MS Word version here